Công nghệ mạ PVD inox được đánh giá cao cả về nhiều mặt từ chất lượng lớp mạ đến độ an toàn với sức khỏe con người và môi trường. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về phương pháp mạ inox này. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin liên quan đến mạ PVD đồng thời đánh giá ưu nhược điểm của chúng.
Công nghệ mạ PVD là gì?
Mạ PVD là phương pháp phủ màu bay hơi lắng đọng vật lý, diễn ra hoàn toàn trong môi trường chân không với 4 giai đoạn: Bốc hơi – Vận chuyển – Phản ứng – Lắng đọng.
Các bước cơ bản của quy trình mạ PVD bao gồm:
- Vệ sinh sản phẩm trước khi mạ bằng bột đá khô -> bột đá ướt.
- Chờ cho bột đá khô lau sạch bằng khăn sạch
- Sấy khô sản phẩm, kiểm soát lại bề mặt, lau sạch lại rồi chuyển vào lò mạ
- Hút chân không lò mạ 25 phút khi chân không đạt đến 2.0E – 2 vào khí Argon để làm sạch và làm chân bám màu
- Vào khí Argon khoảng 1 phút 30s rồi tắt khí. Sau đó vào các khí khác tương ứng đối với từng màu mạ.
- Tiến hành Mạ. Mỗi màu mạ thời gian khác nhau, chân không khác nhau.
- Đợi sản phẩm nguội ~15 phút sau đó lấy các sản phẩm ra khỏi máy mạ chân không
- Kiểm tra chất lượng của từng sản phẩm.
Ưu điểm của công nghệ mạ PVD inox
Cũng như các phương pháp xi mạ inox khác, mục đích của công nghệ mạ PVD là tạo ra lớp bảo vệ bề mặt inox để sản phẩm bền đẹp hơn. Tuy nhiên nếu chỉ có vậy thì mạ PVD sẽ không được đánh giá là công nghệ xi mạ tiên tiến nhất thế giới hiện nay.
Mạ PVD inox sở hữu 3 ưu điểm nổi bật bao gồm:
Tạo ra lớp xi mạ đồng nhất
Quá trình mạ PVD diễn ra trong môi trường chân không, hoàn toàn khép kín, không chịu tác động của không khí hay tạp chất, tạo ra lớp mạ đồng nhất và đều màu. Quá trình xi mạ cũng được kiểm soát một cách nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho inox
Công nghệ mạ PVD có thể áp dụng cho nhiều loại vật liệu nhưng mang đến hiệu quả tối ưu nhất trên inox. Không chỉ tạo ra lớp màu sắc sống động cho inox, lớp xi mạ còn cải thiện khả năng chống ăn mòn của inox, cho ra đời những sản phẩm bền bỉ và cứng cáp từ trong ra ngoài.
Không gây ô nhiễm môi trường
Trong khi các phương pháp xi mạ truyền thống tạo ra lớp phủ màu bằng cách dùng phản ứng hóa học thì công nghệ mạ PVD vận dụng tính chất vật lý. Trong quá trình mạ PVD không thải nước hay hóa chất độc hại, đảm bảo an toàn cho thợ mạ và người tiêu dùng, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.
Mỗi năm khối lượng kim loại cần xi mạ là rất khổng lồ. Việc áp dụng công nghệ mạ PVD đã làm giảm thiểu những ảnh hưởng của mạ inox với môi trường.
Nhược điểm của công nghệ mạ PVD
Ngoài những ưu điểm kể trên, công nghệ mạ PVD còn tồn tại 2 nhược điểm gồm:
Chi phí đầu tư lớn
Chi phí đầu tư ban đầu cho công nghệ mạ PVD rất lớn. Vì vậy mà chỉ những xưởng cơ khí lớn mới áp dụng mạ PVD inox. Ngoài ra tùy thuộc vào kích thước sản phẩm cần mạ để trang bị chuỗi dây chuyền mạ phù hợp.
Quy trình mạ phức tạp
Quy trình mạ PVD phức tạp hơn rất nhiều so với xi mạ truyền thống. Mọi tác động đều ảnh hưởng đến chất lượng mạ. Vì vậy mà đòi hỏi người thợ mạ cần phải am hiểu mạ PVD, có kinh nghiệm vận hành lò mạ để tạo ra những sản phẩm tốt nhất.
Địa chỉ mạ PVD inox chất lượng cao
PHONG VŨ được biết đến là thương hiệu gia công định hình kim loại tấm số 1. Nhưng với sự đầu tư nghiêm túc về công nghệ và nhân lực, đến nay chất lượng mạ PVD của inox đang dẫn đầu thị trường.
Để đáp ứng nhu cầu mạ PVD của quý khách hàng và đối tác, PHONG VŨ đã đầu tư xưởng mạ quy mô công suất lớn nhất miền Bắc với diện tích 5000m2 cùng đội ngũ những thợ mạ lành nghề và giàu kinh nghiệm nhất.
PHONG VŨ cam kết tất cả các sản phẩm được thực hiện tại Lò mạ Đa Hình luôn có độ bền màu cao và độ bền tăng gấp 3 – 5 lần so với khi chưa mạ, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của khách hàng. Tiến độ mạ được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo bàn giao sản phẩm đúng hẹn. Cùng với đó là chi phí xi mạ hợp lý, cạnh tranh.
Hiện Lò mạ PHONG VŨ có thể thực hiện mạ đa màu sắc bao gồm: Vàng, Vàng nhạt, Vàng hồng, Đồng, Xanh, Đen trên các bề mặt bóng, xước, mờ, gương.